GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI PARALYMPIC VIỆT NAM

   GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI PARALYMPIC VIỆT NAM
 
   Giới thiệu về Hiệp hội Paralympic Việt Nam : 

   - Được thành lập theo Quyết định số 554/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 9 năm 1995. 
   - Nguyên tắc hoạt động: Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, tự quản trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ của Hiệp hội. 
   - Phạm vi hoạt động: 
        Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước, là thành viên chính thức: 
        Uỷ ban Paralympic Thế giới (IPC) 
        Uỷ ban Paralympic Châu Á (APC) 
        Liên đoàn Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (APSF) 
        Hoạt động của Hiệp hội tuân thủ theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về lĩnh vực Thể dục thể thao của Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. 

   Các hoạt động của Hiệp hội Paralympic Việt Nam : 
   Tổ chức huấn luyện và thi đấu các Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc hàng năm từ năm 1995 đến nayTổ chức huấn luyện và thi đấu các Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc hàng năm từ năm 1995 đến nay 
   - Mỗi năm tổ chức thi cấp toàn quốc một lần. 
   - Bốn năm tổ chức đại hội thể thao và văn nghệ. 

   Tham dự các cuộc thi đấu quốc tế: 

   - Cấp khu vực Đông Nam Á (ASEAN Para Games): năm 2001 tại Malaysia, 2003 tại Việt Nam, 2005 tại Philippines, 2007 tại Thái Lan, 2009 tại Malaysia, 2011 tại Indonesia, 2014 tại Myanmar. 
   - Cấp Châu lục Châu Á (FESPIC Games – ASIAN Para Games): năm 1989 tại Kobe, Nhật Bản, 1994 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 1999 tại Băng Cốc, Thái Lan, 2002 tại Busan, Hàn Quốc, 2006 tại Malaysia, 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc và 2014 tại Incheon, Hàn Quốc. 
   - Cấp thế giới (Paralympic Games): năm 2000 tại Sydney, Úc, 2004 tại Athens, Hy Lạp, 2008 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 2012 tại London, Vương quốc Anh. 

   Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện viên và trọng tài, phân loại thương tật các môn thể thao cho người khuyết tật. 

   Lợi ích đem lại: 
 
   Các hoạt động của Hiệp hội Paralympic Việt Nam đã trực tiếp tác động đến sức khoẻ của người khuyết tật, giúp họ khắc phục thương tật, hồi phục sức khoẻ, hoà nhập chung với cộng đồng, đem lại những lợi ích to lớn về tinh thần cũng như lợi ích về vật chất cho xã hội. 

   Một số hoạt động khác của Hiệp hội : 
 
   Tham gia tư vấn cho người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp. 
  Tham gia nghiên cứu, soạn thảo chính sách: 
  Đã tham gia góp ý Luật về người khuyết tật. 

   Hiệp hội tham gia hợp tác quốc tế: 
   -Hiệp hội Paralympic Việt Nam là thành viên chính thức của 03 tổ chức quốc tế: 
   - Liên đoàn thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (APSF); 
   - Uỷ ban thể thao người khuyết tật Châu Á (APC); 
   - Uỷ ban thể thao người khuyết tật Thế giới (IPC). 
   - Ngoài ra Hiệp hội Paralympic Việt Nam còn có quan hệ tốt với các nước như: Thái Lan; Malaysia; Hàn Quốc; Trung Quốc; Nhật Bản… 

   Hiệp hội gắn liền nhiệm vụ nhà nước giao cụ thể: 
   Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện cho người khuyết tật hoạt động các môn,để tham dự các cuộc thi đấu quốc tế. 
   Tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện viên, trọng tài các môn thể thao cho người khuyết tật. 
   Tổ chức các lớp học phân loại thương tật cho các môn thể thao của người khuyết tật. 
   Tổ chức và phổ biến các mô hình CLB thể thao của người khuyết tật trên phạm vi toàn quốc. 
   Tổ chức và giới thiệu các sản phẩm trợ giúp cho hoạt động TDTT của người khuyết tật.